Giải đáp thắc mắc áp xe răng có nguy hiểm không
Bệnh áp xe răng có nguy hiểm không chính là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh áp xe răng
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, mô mềm trong cùng một phần của răng có chứa mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết gây nên sưng tấy và viêm, tạo thành túi mủ.
Áp xe răng thường bị tăng nguy cơ khi có những yếu tố sau đây:
Vệ sinh răng miệng kém: Chăm sóc răng miệng sai cách hoặc vệ sinh răng miệng kém có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, bệnh nướu răng, áp xe răng và các biến chứng về răng miệng khác.

Quá trình hình thành áp xe răng*
Ăn nhiều đường: Thường xuyên tiêu thụ đường cũng làm tăng nguy cơ sâu răng và áp xe răng.
Vấn đề khác về sức khỏe: Những người mắc bệnh suy yếu hệ miễn dịch như tiểu đường hoặc bệnh tự miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng và áp xe răng.
>>>Có thể bạn chưa biết: niềng răng silicon tại nhà có hiệu quả không
Áp xe răng có nguy hiểm không?
Bệnh áp xe răng có nguy hiểm không - Áp xe răng có thể gây nên những triệu chứng như sốt và sưng có thể cho thấy sự lây nhiễm đã lây lan sâu hơn vào hàm và các mô xung quanh hay thậm chí đến các vùng khác của cơ thể. Nếu áp xe không vỡ thông hết, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa lan rộng nhiễm trùng hoặc có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Tốt nhất bạn nên đi thăm khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của áp xe răng như bị sốt, đau và sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ. Bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng răng miệng cụ thể của bạn để có cách điều trị phù hợp nhất.
Nếu bị nhẹ hoặc mới bị, có thể uống trụ sinh để chống nhiễm trùng. Ngoài ra, cũng có thể dùng phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe tức là phần dây thần kinh, mạch máu và phần hư hại được lấy ra hết, lỗ hổng sẽ được bịt lại. Trong một số trường hợp khác phải rạch áp xe để tháo mủ và thậm chí phải nhổ răng để tránh chỗ viêm tác động lên phần xương ổ răng hoặc gây nhiễm trùng máu.
Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh áp xe răng, bạn nên đến ngay các trung tâm nha khoa để được thăm khám và điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh áp xe răng
Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng.

Khi có dấu hiệu bất thường nên đến trung tâm y tế thăm khám ngay*
Điều trị cấp: chích rạch áp xe, làm kháng sinh đồ. Thuốc hỗ trợ điều trị: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau kết hợp nâng cao thể trạng.
Điều trị tiếp theo loại bỏ nguyên nhân như điều trị tủy, lấy vôi răng và xử lý mặt gốc răng, gắp mảnh răng vỡ. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn phải tiến hành nhổ răng.
Để phòng ngừa áp xe răng, cần khám nha khoa định kỳ và lấy vôi răng 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng; chải răng sau mỗi bữa ăn, chải răng đúng phương pháp, dùng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng; phục hồi các tổn thương như: trám các răng sâu, phục hình lại các răng mất, điều chỉnh các răng lệch lạc…
Ngoài ra, cần bổ sung nhiều nước để tránh khô miệng. Nếu bị khô miệng hãy ăn kẹo không đường hoặc các loại chewing-gum không đường để kích thích việc tiết nước bọt. Hạn chế những thức ăn dễ gây sâu răng: có chất bám dính, ngọt, dẻo…
Giải đáp thắc mắc áp xe răng có nguy hiểm không
Reviewed by Tẩy trắng răng
on
22 tháng 4
Rating:
