Thuốc bôi chữa viêm nha chu có hiệu quả không?
Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng rất thường gặp ở nước ta, thường do thiếu sự quan tâm, chăm sóc vệ sinh răng miệng, với tình trạng nướu răng bị viêm, hơi thở hôi... và nghiêm trọng hơn là mất răng. Thuốc bôi chữa viêm nha chu có hiệu quả như thuốc uống không? bọc răng sứ có bị hôi miệng không?
Thuốc điều trị viêm nha chu |
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu là gì?
Các mảng bám gồm thức ăn, vi khuẩn và nước bọt tạo thành và sẽ bám vào chân răng sau khi ăn. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ dần dần, trở nên cứng và là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tiết ra các độc tố ảnh hưởng đến răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, thời gian đầu sẽ gây ra viêm nướu răng rồi sau đó tiến triển thành viêm nha chu.
Có nhiều yếu tố nguy cơ giúp hình thành các mảng bám ở răng gây ra viêm nha chu:
Vệ sinh răng miệng kém.
Hút thuốc nhiều.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như: phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau mãn kinh…
Hệ miễn dịch bị suy yếu ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư…
Thuốc: tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt, nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng của viêm nha chu
Dấu hiệu nhận biết
Nướu răng sưng, đỏ, đau.
Nướu răng mềm, không bám chắc chân răng.
Nướu răng bị tụt xuống và cấu trúc hỗ trợ xương bị mất.
Chảy máu ở nướu răng (thường xuất hiện sau khi đánh răng).
Có thể xuất hiện mủ ở chân răng.
Hơi thở hôi.
Biến chứng
Biến chứng thường gặp của bệnh là mất răng, do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy.
Ngoài ra, với những phát hiện gần đây cho thấy: sự xâm nhập của vi khuẩn vào các mạch máu ở mô chân răng, có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe:
Đột quỵ hay các bệnh lý mạch vành.
Sinh non hay trẻ sinh ra nhẹ ký.
Viêm khớp.
Thuốc bôi chữa viêm nha chu có hiệu quả không?
Thông thường muốn điều trị một căn bệnh nào đó cần có sự kết hợp từ bên trong và bên ngoài mới đem lại hiệu quả cao. Viêm nha chu cũng thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi chữa viêm nha chu ra thì bạn cần uống thêm thuốc để bệnh được trị dứt điểm và không tái phát.
Một số loại thuốc bạn có thể uống khi bị viêm nha chu:
Các dung dịch súc miệng: giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn như: chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.
Nhóm thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nha chu gây ra.
Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm nha chu do có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở răng miệng.
Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) trong chế phẩm Rodogyl, mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng…
Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, axít mefenamic, diclophenac, meloxicam…): làm giảm các triệu chứngviêm (sưng, đỏ, đau) của bệnh viêm nha chu.
Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nha chu.
Chú ý: Không được sử dụng thuốc giảm đau aspirin, nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.
Việc sử dụng các thuốc trên có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, nên người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc và tránh tự ý sử dụng.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc phòng ngừa viêm nha chu như: vệ sinh răng miệng thật tốt, cạo vôi răng định kỳ từ 6 - 12 tháng một lần, không hút thuốc, đi khám răng đều đặn…
Bài viết
được trích nguồn tại: https://dichvucatxuonghammom.blogspot.com
Thông tin
liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT
Thuốc bôi chữa viêm nha chu có hiệu quả không?
Reviewed by trồng răng sứ tư vấn
on
14 tháng 5
Rating: